Header Ads

Mẹo cấp cứu điện thoại khi rớt vào nước

Căn cứ vào kết quả điều tra của giới truyền thông, có rất nhiều người dùng đã từng trải qua ít nhất là một trong các trường hợp điện thoại rơi vào bể bơi, hố xí, ly bia, thậm chí còn bị vứt vào máy giặt cùng với quần jean. Khi gặp những trường hợp như vậy, bạn sẽ làm thế nào để cứu vớt đời của chiếc điện thoại ?


1. Việc đầu tiên là nhanh chóng vớt cái điện thoại của bạn ra khỏi nước, rút pin ra khỏi điện thoại, đề phòng đoản mạch. Kế tiếp là rút sim và memory card ra khỏi điện thoại để tránh bị mất dữ liệu lưu trữ.

2. Kiểm tra bộ phận đánh giá tổn hại do nước gây ra (các điểm trắng thường được đặt ở gần pin). Nếu bộ phận này chuyển sang màu đỏ thì ngay lập tức nhân viên của nhà sản xuất sẽ biết ngay đây không phải lỗi chất lượng của điện thoại mà do bạn làm rơi vào nước gây hỏng.


3. Cầu mong điện thoại bạn chỉ rơi vào ly nước uống bình thường mà không phải là nước muối, vì nước muối sẽ đóng một lớp kết mạc ở vài bộ phận nhỏ trên điện thoại. Cho nên khi điện thoại của bạn rơi xuống biển thì bạn cần phải dùng nước sạch rửa sơ điện thoại sau khi đã rút sim và memory card ra.

4. Dùng khăn vải hoặc khăn giấy lau nhẹ cho khô từng bộ phận, không nên chuyển động điện thoại quá nhiều để nước không thấm sâu vào bên trong điện thoại.

5. Thử dùng khăn vải quấn kín điện thoại để “hiệu ứng chân không” hút bớt phần nào nước đã thấm vào bên trong điện thoại. Nếu được thì bạn nên đặt điện thoại ở nơi không khí ấm và thoáng gió trong khoảng vài giờ đồng hồ.

6. Cuối cùng, hãy bỏ điện thoại của bạn vào 1 cái lon hoặc thau đầy gạo trong vòng 24 giờ. Gạo có tính hút ẩm rất tốt, nhất là loại gạo tròn, có thể cứu vãn được tính mạng chiếc điện thoại của bạn.

 7. Sau 24 giờ ngâm điện thoại trong lon gạo, bạn hãy thử lắp pin và mở máy lên xem thế nào, hy vọng chiếc điện thoại của bạn sẽ không có di chứng gì hay gặp phải vấn đề đoản mạch. Nếu pin không xài được nữa trong khi cắm điện vào vẫn chạy bình thường thì điện thoại bạn cần phải thay linh kiện rồi.

Bốn điều đại kỵ :

Dùng máy sấy hoặc phơi chiếc điện thoại dưới ánh nắng gắt sẽ dễ làm cho mainboard biến dạng và dẫn tới đoản mạch.

Nếu bạn nhấn nút power, tức là bạn đã kích hoạt điện, rất có thể điện thoại của bạn sẽ phát sinh đoản mạch và khiến cho mainboard bị hỏng.

Không nên hối hả bật tắt điện thoại để thử xem nó chết chưa (muốn thay điện thoại mới hay chi ?). Tối thiểu bạn cũng phải chờ 24 giờ để chắc chắn rằng tình trạng bên trong điện thoại đã khô ráo đã.

Trước khi làm khô điện thoại, bạn không nên bấm vào bất kỳ 1 phím nào trên điện thoại để tránh bị chập điện bên trong.

No comments:

Powered by Blogger.